dang thu

Một trong những hệ quả của quá trình toàn cầu hóa đó là sự thống trị của tiếng Anh – ngôn ngữ quốc tế. Tuy nhiên, những năm gần đây, sự bùng nổ của công nghệ thông tin truyền thông đã góp phần thúc đẩy xu hướng sử dụng nhiều ngôn ngữ trên internet để công chúng dễ dàng tiếp cận thông tin. Từ thực tiễn đó đòi hỏi việc cần phải “nội địa hóa thông tin” nhằm thích ứng nhu cầu của công dân mỗi quốc gia, đồng thời giữ được bản sắc văn hóa bản địa.

Chia sẻ về vấn đề này, GS, TS Vũ Văn Đại, Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Hà Nội cho biết: “Nội địa hóa là quá trình nhận thức thông tin quốc tế thông qua lăng kính quốc gia, hay một khu vực địa chính trị nhất định và nhà báo, dịch giả đóng vai trò trung gian quan trọng”. Bên cạnh đó, ông cũng phân tích về sự cần thiết của việc nội địa hóa thông tin trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và vai trò của nhà báo, dịch giả trong công việc này. Để có thể tiếp cận được sự đa ngôn ngữ, không chỉ đòi hỏi nỗ lực ở mỗi cá nhân mà còn ở các cơ quan, tổ chức và đặc biệt muốn nhấn mạnh ở đây là các cơ quan báo chí. Bởi hiện nay nguồn thông tin của thế giới thường do những hãng thông tấn lớn như Reuters, AFP, AP, Interfax… truyền phát và các cơ quan báo chí có nhiệm vụ là dựa vào nguồn tin đó để biên soạn tin tức phục vụ nhân dân.

Vậy một nhà báo thực hiện việc dịch tài liệu nguồn coi đó là một nguồn cung cấp dữ liệu để từ đó biên soạn một bài viết mới theo tiêu chuẩn ngôn ngữ, văn hóa, chính trị và tư tưởng đạo đức của xã hội tiếp nhận hay theo lăng kính của chính mình? Với nhiệm vụ đặc biệt là cung cấp thông tin đến độc giả nội địa, quan điểm chính trị, hệ tư tưởng của nguyên bản và của chính nhà báo có hệ quả như thế nào với dịch thuật. Trong chuyên đề “Vấn đề nội địa hóa thông tin”, GS, TS Vũ Văn Đại đề cập đến kỹ thuật cải biên với tư cách là một thủ pháp dịch, sau đó ông phân tích những nguyên tắc cơ bản của việc nội địa hóa thông tin và cuối cùng trình bày đề xuất ứng dụng cho giảng dạy dịch đối với trường Đại học Hà Nội nói riêng và các trường nói chung.

Thế nào là cải biên?

Theo các nhà ngôn ngữ học Canada, J.P Vinay và J.Darbelnet (1997), J.Delisle (1999): “Cải biên với tư cách là một thủ pháp dịch thay thế một thực tế văn hóa xã hội của ngữ nguồn bằng thực tế văn hóa xã hội của ngữ đích sao cho bản dịch phù hợp với đối tượng tiếp nhận”. Như vậy, cải biên cũng nhằm thiết lập sự tương đương giữa ngữ nguồn và ngữ đích, nhưng là sự tương đương về tình huống giao tiếp, văn hóa – xã hội ngoài ngôn ngữ.Give-Best-Care-For-Your-Lost-Data-With-EaseUS-600x350-600x270 Give-Best-Care-For-Your-Lost-Data-With-EaseUS-600x350-600x270